[Tính năng mới] MRP Nâng Cao R1

Phiên bản này được bổ sung thêm các tính năng từ phần mềm Cloudify MRP Tập trung cho kế hoạch và tiến độ sản xuất. Chi tiết các tính năng mới được phát hành ở phiên bản này bao gồm:

I. Dashboard

1. Trạng thái của lệnh sản xuất.

1.1 Mục đích

Quản lý/ Giám đốc doanh nghiệp mong muốn theo dõi nhanh được số lượng từng lệnh sản xuất ở từng tình trạng chưa thực hiện, đang thực hiện, hoàn thành, tạm dừng, huỷ bỏ trong giao diện dashboards tổng quan để theo dõi và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp, nhanh chóng.

1.2 Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Chọn phân hệ Sản xuất, chọn Dashboards Sản Xuất, kích chọn thời gian xem từ thời điểm nào đến thời điểm nào để xem dữ liệu.

2. Theo dõi tổng quan kế hoạch sản xuất & danh sách nguyên vật liệu cần mua

3. Tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng – Top sản phẩm sản xuất nhiều nhất

Mục đích

Quản lý/ Giám đốc doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất so với kế hoạch và số lượng hàng hỏng của từng lệnh sản xuất, mong muốn có thể theo dõi nhanh qua biểu đồ trên Dashboards từ đó đánh giá được kết quả tình hình sản xuất để có sự điều phối phù hợp tránh sản xuất trễ tiến độ gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và bị phạt hợp đồng do trễ đơn hàng với khách hàng

4. Biến động chi phí sản xuất – Tiến độ sản xuất theo nhóm

Mục đích: Quản lý/ Giám đốc doanh nghiệp mong muốn có thể theo dõi biến động chi phí sản xuất ra thành phẩm, biến động so với cùng kỳ để từ đó kiểm soát chi phí sản xuất, kịp thời nắm bắt vấn đề tăng chi phí để cải thiện từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

II. Lập kế hoạch kinh doanh

Không kiểm soát được kế hoạch kinh doanh, tiến độ công việc do làm việc thủ công trên nhiều công cụ: Excel, Email, Zalo, v.v. khiến nhiều doanh nghiệp bị trì trệ, chậm tiến độ. Nắm bắt được vấn đề đó, Cloudify cung cấp đến Quý khách hàng giải pháp ERP mang lại nhiều tiện ích giúp các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

  1. Mục đích: Lên được kế hoạch dự tính số lượng hàng hoá bán ra trong kỳ từ đó làm tiền đề cho kế hoạch sản xuất.
  2. Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Vào phân hệ bán hàng ⇒ Chọn kế hoạch kinh doanh và tạo mới

Bước 2: Ở bảng kế hoạch kinh doanh điền các thông tin như: Tên kế hoạch, người chịu trách nhiệm, chọn phòng ban và thời gian kinh doanh

Bước 3: Thêm mới để chọn mặt hàng lên kế hoạch kinh doanh, nhập số lượng & đơn giá

III. Lập kế hoạch sản xuất

  1. Mục đích: Tạo kế hoạch sản xuất nhanh chóng từ các dữ liệu kế hoạch kinh doanh, đơn đặt hàng, tồn kho tối thiểu để sản xuất hợp lý tránh lãng phí tài nguyên và chi phí của doanh nghiệp.
  2. Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất và chọn kế hoạch sản xuất ⇒ Tạo mới

Bước 2: Với kế hoạch sản xuất có thể lấy từ kế hoạch kinh doanh, đơn đặt hàng và số lượng tồn kho tối thiểu.

Lưu ý: Khi tick chọn tồn kho tối thiểu, hệ thống sẽ hiển thị tất cả các mã VTHH đang không đủ số lượng tồn kho tối thiểu để sản xuất bù

Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị các mã thành phẩm có trong đơn đặt hàng, kế hoạch kinh doanh và số lượng tồn kho tối thiểu mình đã chọn

IV. Lập kế hoạch vật tư

  1. Mục đích: lên kế hoạch mua vật tư nhanh chóng, chính xác giúp doanh nghiệp phân bổ, tính toán và cân đối vật tư cần đáp ứng cho kế hoạch sản xuất hợp lý.
  2. Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất, chọn kế hoạch vật tư ⇒ Tạo mới

Bước 2: Tick vào ô “Mã yêu cầu” để chọn từ kế hoạch kinh doanh

Bước 3: Thêm các trường thông tin: Tên kế hoạch, ngày kế hoạch & ngày hoàn thành, người chịu trách nhiệm, kho sản xuất

Bước 4: Hệ thống hiển thị các mã vật tư làm ra thành phẩm trong kế hoạch kinh doanh

Bước 5: Phân bổ thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu

Lưu ý: Số lượng tồn khả dụng = Số lượng tồn kho – Số lượng trên đơn đặt hàng – Số lượng vật tư đã phân bổ cho kế hoạch sản xuất trước.

Trường hợp doanh nghiệp có phân bổ vật tư, khi nhấn Đồng ý phân bổ sẽ xuất hiện phiếu Xuất chuyển kho nội bộ để tổng hợp lại tất cả các vật tư về 1 kho chuẩn bị cho công tác sản xuất.

Sau khi Lưu phiếu xuất chuyển Kho nội bộ sẽ về giao diện màn hình chính của kế hoạch vật tư

Số lượng yêu cầu: Số lượng vật tư cần phải có theo kế hoạch ban đầu

Số lượng đã phân bổ: Số lượng sau khi thực hiện phân bổ vật tư còn tồn trong kho vào kế hoạch.

Số lượng đặt mua: Số lượng vật tư doanh nghiệp đặt mua của các nhà cung cấp bên ngoài để tham gia vào quá trình sản xuất.

Số lượng cần sản xuất: Số lượng cuối cùng cần phải sản xuất sau khi đã thực hiện phân bổ. SL SX = Số lượng yêu cầu – Số lượng phân bổ – Số lượng đặt mua.

Bước 6: Tự động tạo yêu cầu mua hàng khi lập đơn mua ở kế hoạch vật tư

Trong trường hợp doanh nghiệp có phát sinh mua vật tư bên ngoài, có thể tự động tạo đơn mua hàng đúng bằng số lượng cần phải mua ở cột Số lượng đăt mua.

[/ht_message]

Bước 7: Lập lệnh sản xuất từ kế hoạch vật tư:

Lưu ý: Trên db demotiendo ở module danh mục vật tư hàng hóa sẽ có thêm cột “nguồn cấp vật tư” với những thành phẩm sản xuất tick chọn “sản xuất”

Khi lập lệnh sản xuất từ kế hoạch vật tư, hệ thống sẽ lên lệnh với những thành phẩm, bán thành phẩm có tick chọn “sản xuất” ở cột “nguồn cấp vật tư”

V. Cập nhật tiến độ sản xuất

VI. Báo cáo

1.1 Báo cáo tổng hợp

Mục đích: theo dõi tiến độ thực hiện của các kế hoạch sản xuất, số lượng yêu cầu, số lượng đã sản xuất, số lượng còn lại và tỷ lệ hoàn thành của kế hoạch để kịp thời can thiệp và điều chỉnh sản xuất phù hợp.

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ báo cáo tổng hợp sản xuất.

Bước 2: Nhập thông tin Kỳ báo cáo, Từ ngày, Đến ngày.

Bước 3: Nhấn Đồng ý/ xem kết quả

Số lượng yêu cầu: Số lượng cần phải sản xuất theo kế hoạch.

Số lượng đã sản xuất: cập nhật số lượng theo tiến độ sản xuất sản xuất.

Số lượng còn lại: Số lượng còn lại cần phải sản xuất = Số lượng yêu cầu – số lượng đã sản xuất.

Tỷ lệ hoàn thành = (Số lượng đã sản xuất / số lượng yêu cầu) *100%

1.2 Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Mục đích: Doanh nghiệp theo dõi số lượng NVL yêu cầu, số lượng NVL đã sử dụng trong quá trình sản xuất, để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ Báo cáo tình hình sử dụng NVL

Bước 2: Nhập thông tin Kỳ báo cáo, Từ ngày, Đến ngày.

Bước 3: Nhấn Đồng ý/ Xem kết quả.

Báo cáo bao gồm các cột: số lượng yêu cầu, số lượng đã sử dụng, số lượng còn lại, v.v

1.3 Báo cáo tỷ lệ sản phẩm lỗi

Mục đích: Doanh nghiệp theo dõi số lượng sản phẩm lỗi, hỏng của các lệnh sản xuất từ đó thấy được hiệu quả làm việc của nhân sự, có phương án xử lý với những hàng bị lỗi, hỏng.

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ Báo cáo tỉ lệ sản phẩm lỗi

Bước 2: Nhập thông tin Kỳ báo cáo, Từ ngày, Đến ngày.

Bước 3: Nhấn Đồng ý/ Xem kết quả.

Số lượng yêu cầu: Số lượng cần sản xuất theo LSX

Số lượng lỗi: Số lượng hàng lỗi được cập nhật theo số lượng hàng lỗi ở tiến độ sản xuất.

Tỷ lệ % lỗi = (Số lượng lỗi / Số lượng yêu cầu) *100%

 

1.4. Báo cáo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng

Mục đích: Doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ các đơn đặt hàng, xem có kịp với thời gian giao hàng không từ đó có kế hoạch đốc thúc sản xuất kịp thời gian giao hàng cho khách hàng tránh bị phạt hợp đồng.

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ Báo cáo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng.

Bước 2: Nhập thông tin Kỳ báo cáo, Từ ngày, Đến ngày.

Bước 3: Nhấn Đồng ý/ Xem kết quả.

Số lượng yêu cầu: Số lượng cần phải sản xuất theo đơn đặt hàng.

Số lượng đã sản xuất: Số lượng đã sản xuất hoàn thành cập nhật theo tiến độ.

Số lượng còn lại phải sản xuất = Số lượng yêu cầu – số lượng đã sản xuất.

Tỷ lệ hoàn thành = (Số lượng đã sản xuất/ Số lượng yêu cầu) * 100%

Ngày giao hàng: là hẹn giao trên đơn đặt hàng.

1.5 Báo cáo hao hụt NVL

Mục đích: bổ sung thêm cột tỷ lệ hao hụt để thống kê báo cáo chi tiết và chính xác hơn tránh trường hợp các lệnh chưa hoàn thành đã lấy lên báo cáo sẽ không chính xác theo báo cáo mong muốn của doanh nghiệp chỉ lấy các lệnh đã hoàn thành.

Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ Báo cáo hao hụt nguyên vật liệu sản xuất:

Bước 2: Chọn tham số: Kỳ báo cáo, từ ngày, đến ngày

Bước 3: Nhấn Đồng ý/ Xem kết quả.

Tỷ lệ hao hụt = (Số lượng chênh lệch / số lượng thực tế) * 100%

Giá trị hao hụt = Số lượng hao hụt * giá vốn

1.6 Báo cáo hao hụt thành phẩm

Mục đích: bổ sung thêm cột tỷ lệ hao hụt để thống kê báo cáo chi tiết và chính xác hơn tránh trường hợp các lệnh chưa hoàn thành đã lấy lên báo cáo sẽ không chính xác theo báo cáo mong muốn của doanh nghiệp.

Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Vào phân hệ sản xuất/ Báo báo hao hụt thành phẩm sản xuất

Bước 2: Chọn tham số: Kỳ báo cáo, từ ngày, đến ngày

Tỷ lệ hao hụt = Số lượng chênh lệch/ Số lượng thực tế.

Giá trị hao hụt = Số lượng chênh lệch * giá thành.

Bước 3: Nhấn đồng ý/ Xem kết quả

Cập nhật vào Tháng Một 5, 2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Nội dung liên quan