Dashboards Tài chính

1. Nội dung

Hệ thống báo cáo tài chính tổng quan cung cấp dữ liệu báo cáo theo giờ gian thực.

2. Hướng dẫn thao tác

Bước 1: Đăng nhập hệ thống theo user và mật khẩu theo vai trò đã được phân quyền.

Lưu ý: Tài khoản cần được phân quyền phân hệ Tổng quan -> Tài chính

Bước 2: Vào phân hệ Tổng quan chọn Tài chính

Bước 3: Lựa chọn tham số để xem báo cáo: Tích chọn tham số cần xem

3. Các hạng mục báo cáo

3.1 Doanh thu

  • Định nghĩa: Doanh thu là toàn bộ tiền thu được trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của doanh nghiệp đến khách hàng được lấy dữ liệu từ chứng từ bán hàng đã ghi sổ.
  • Công thức: Doanh thu = Số đơn vị bán x giá bán sản phẩm/dịch vụ
  • Thực tế so với kế hoạch: Thể hiện % tỷ lệ hoàn thành thực tế trên chỉ tiêu bán hàng (Doanh thu và số lượng đơn hàng). Được lấy dữ liệu dựa trên chứng từ bán hàng hoá đã ghi sổ.Xem thêm thiết lập chỉ tiêu bán hàng tại đây

3.2 Lợi nhuận thuần

  • Ý nghĩa: Được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi các chi phí về giá thành sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Tỷ suất lợi nhuận: Cung cấp số liệu % tăng giảm so với kỳ trước.

3.2 Chi phí hoạt động

  • Ý nghĩa: Cung cấp số liệu tổng chi phí trên các chứng từ chi được hạch toán trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động = Tổng chi phí bán hàng + chi phí quản lý, Lấy theo báo cáo B02-DN, kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Tỷ lệ hoàn thành theo ngân sách: Lấy theo chi phí hoạt động/ ngân sách được lấy từ danh mục chỉ tiêu ngân sách.

3.4 Doanh thu và Biên lợi nhuận gộp

  • Ý nghĩa: Sẽ biết được số tiền lãi mà một doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể. Đây cũng là một yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, xét về mặt giá trị tuyệt đối, đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm (giá vốn).
  • Công thức tính biên lợi nhuận gộp:Biên lợi nhuận gộp = Tổng mức doanh thu (đã trừ thuế) – Tổng khoản chi nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
  • Cách tính theo tỷ lệ (%)Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = (Tổng lợi nhuận gộp /Tổng mức doanh thu hàng bán ) x 100%

3.5 Phân tích báo cáo lợi nhuận thuần

  • Lợi nhuận thuần: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo.
  • Ý nghĩa: Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo các khoản mục trong kỳ báo cáo.

3.6 Chỉ số dòng tiền, Chỉ số thanh toán hiện hành, Chỉ số thanh toán nhanh

Dòng tiền: Chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

Hệ thống lấy dữ liệu từ các phiếu thu/ chi tiền đã ghi sổ kế toán.

Chỉ số thanh toán hiện hành: Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh: Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

3.7 Biến động dòng tiền theo tháng

  • Ý nghĩa: Cung cấp biến động dòng tiền vào, ra theo tháng.

3.8 Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu/ phải trả

  • Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu: Cung cấp về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu
  • Số ngày bình quân vòng quay khoản phải trả: Cung cấp về số ngày trung bình mà doanh nghiệp trả tiền nhà cung cấp. Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả.

3.9 Hệ số vòng quay phải thu/ phải trả

  • Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

  • Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ

Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

3.10 Hàng tồn kho, xu hướng hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.  Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho

Xu hướng hàng tồn kho: Thể hiện số lượng tổng tồn kho hàng hoá theo biểu đồ thời gian.

Cập nhật vào Tháng Hai 2, 2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Nội dung liên quan